Quy Chế Tổ Chức, Hoạt Động

( 19-07-2016 - 09:43 AM ) - Lượt xem: 735

BAN LIÊN LẠC TRUYỀN THỐNG                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   BĐBP  TẠI TP HỒ CHÍ MINH                                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

 

                                                                         TP Hồ Chí Minh ngày 01 tháng 7 năm 2013

 

QUY CHẾ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG

CỦA BAN LIÊN LẠC TRUYỀN THỐNG BĐBP

TẠI TP HỒ CHÍ MINH.

 

I/MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG:

 

    - Ban liên lạc truyền thống Bộ đội Biên Phòng (BĐBP) tại TP Hồ Chí Minh (gọi tắt là Ban Liên lạc truyền thống BĐBP) là một tổ chức bao gồm Sĩ quan, QNCN, CNV và Chiến sĩ đã từng công tác trong lực lượng CAVT và ANVT (nay là BĐBP) đã nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, hiện đang sinh sống, làm việc tại TP Hồ Chí Minh.

    -Thường trực Ban liên lạc: Bao gồm Trưởng, Phó Ban và các Ủy viên giúp việc cho Trưởng ban chỉ đạo, triển khai, quản lý và điều hành hoạt động của Ban Liên lạc.

    -Ủy viên Thường trực: Là các thành viên của Thường trực Ban liên lạc, do Hội CCB TP Hồ Chí Minh quyết định.

   -Ban liên lạc trực thuộc: Là các Ban Liên lạc truyền thống BĐBP Khu vực Quận (Huyện) và Chuyên ngành do Trưởng Ban liên lạc truyền thống BĐBP quyết định.

                     II/ HỘI VIÊN:

  - Hội viên Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP Hồ Chí Minh là : Sĩ quan, QNCN, CNV và chiến sĩ đã từng công  tác, chiến đấu trong lực lượng CAVT,  ANVT (nay là BĐBP) trong cả nước hiện đang sinh sống làm việc tại TP Hồ Chí Minh, tự nguyện đăng ký tham gia sinh hoạt và thực hiện nghiêm túc Quy chế hoạt động .

   - Doanh nhân hoăc cán bộ địa phương (không phải là cán bộ, chiến sĩ BĐBP) nhưng tự nguyện tham gia,tôn trọng Quy chế và đồng hành với Ban liên lạc vì Nghĩa tình đồng đội, thì được kết nạp là Hội viên.           

    + Việc kết nạp Hội viên do Trưởng Ban liên lạc trực thuộc quyết định.

* Quyền lợi và nghĩa vụ của Hội viên:

   +Quyền lợi: - Hội viên được tham gia ý kiến để góp ý xây dựng nội dung, chương trình hoạt động của Ban liên lạc.

       - Được thăm hỏi, động viên, hỗ trợ khi đau ốm hay gặp khó khăn đột xuất. Được tặng quà mừng thọ (khi tròn tuổi 70,75, 80, 85, 90...)

        - Được hỗ trợ để đảm bảo các chế độ chính sách theo quy định (nếu đủ điều kiện nhưng chưa được hưởng)

        - Được đề nghị tặng Kỷ niệm chương vì CQ,AN biên giới và được biểu dương khen thưởng v.v…

       - Được tham gia cả Ban liên lạc truyền thống Khu vực và Chuyên ngành

(nếu cá nhân tự nguyện tham gia).

    +Nghĩa vụ:

        - Hội viên phải đăng ký và cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết.

       - Đóng Hội phí ,tuân thủ Quy chế và các quy định.

        - Khi không tiếp tục tham gia sinh hoạt vì lý do nào đó, thì phải báo cho Trưởng Ban Liên lạc nơi mình tham gia biết.

    *Nếu Hội viên đã đăng ký, nhưng 02 năm liền không tham gia sinh hoạt, không đóng hội phí mà không có lý do chính đáng thì sau đó, không để trong danh sách hội viên.

                              III/ PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG:

      Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP Hồ Chí Minh hoạt động theo phương châm:  “Truyền thống – Nghĩa tình – Tự nguyện ”

    *Phát huy truyền thống “Tận trung với nước, tận hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu , hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.”

    *Giữ gìn và trân trọng “nghĩa tình đồng đội”, luôn gắn bó thương yêu, sẵn sàng chia sẻ khi khó khăn, hoạn nạn...

    *Hội viên tham gia với tinh thần tự nguyện, tự giác và có trách nhiệm, không gò ép, bắt buộc.

                                  IV/ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

   1/ Duy trì chế độ thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các hội viên và thân nhân hội viên( Vợ, chồng, con và tứ thân Phụ, Mẫu).

    2/  Đề nghị tặng và tổ chức trao kỷ niệm chương vì CQ, AN biên giới của Bộ Tư  Lệnh Biên phòng cho Hội viên và tặng quà chúc mừng những Hội viên cao tuổi vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của lực lượng BĐBP hàng năm.

    3/ Tổ chức tuyên truyền, vận động hỗ trợ xây dựng Nhà nghĩa tình đồng đội cho đối tượng chính sách BĐBP đang khó khăn về nhà ở tại các tỉnh phía Nam và trao trợ cấp học bổng cho HS, SV diện chính sách BĐBP từ Bình Định, Kon Tum trở vào.

    4/ Phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh Biên Phòng hỗ trợ hội viên các vấn đề về chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước.

    5/ Đề nghị Cục Chính trị BĐBP cung cấp những thông tin (công khai) về      công tác quản lý, bảo vệ biên giới, vùng biển và xây dựng lực lượng BĐBP(hàng năm) để thông báo cho các Hội viên vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của lực lượng.                                       

    6/ Tổ chức thăm viếng khu lưu niệm ANVT tại căn cứ Trung ương cục Miền Nam vào dịp 27/7 và kỷ niệm ngày truyền thống hàng năm…

 -Tổ chức thăm hỏi, động viên các đơn vị Biên Phòng và phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền về Biên giới, biển – đảo, lực lượng BĐBP. Phối hợp với các tổ chức, đơn vị tiến hành các hoạt động từ thiện đối với đồng bào nghèo ở khu vực biên giới khi có điều kiện.

    7/ Tổ chức gặp gỡ, giao lưu với các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã ủng hộ các hoạt động vì nghĩa tình đồng đội.

     8/ Thực hiện một số nội dung khác theo yêu cầu của Bộ Tư lệnh BĐBP và Hội CCB TP Hồ Chí Minh.

                                         V/ VỀ TỔ CHỨC:

- Ban Liên lạc truyền thống Biên phòng, được tổ chức thành 3 cấp:

    + Ban Liên lạc truyền thống BĐBP taị TP Hồ Chí Minh.

    + Ban liên lạc truyền thống BĐBP Khu vực và Chuyên ngành.

    + Các Tổ (Cụm) trực thuộc các Ban Truyền thống Khu vực và Chuyên ngành.

- Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại Tp Hồ Chí Minh hoạt động tuân thủ Điều lệ của hội CCB Việt nam, là đơn vị trực thuộc Hội CCB Tp Hồ Chí Minh,

- Các Ban liên lạc trực thuộc hoạt động tuân theo Quy chế.

- Hội CCB thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan ra Quyết định công nhận các Ủy viên thường trực của BLL truyền thống BĐBP tại Tp Hồ Chí Minh.         

- Ban Liên Lạc có trụ sở liên lạc tại: 45  Phạm Viết Chánh – P. Nguyễn Cư Trinh - Q1 – Tp Hồ Chí Minhcó con dấu riêng.

- Thường trực Ban liên lạc gồm có: Trưởng ban; Phó ban (1hoặc 2); các Ủy viên đảm nhiệm một số nội dung do Trưởng Ban phân công và một số Ủy viên là Trưởng Ban liên lạc trực thuộc.

- Các Ban liên lạc trực thuộc có Thường trực bao gồm: Trưởng ban và các Phó ban , các chức danh này do Trưởng ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP Hồ Chí Minh quyết định bổ nhiệm.( tùy theo số lượng và địa bàn để đề nghị số lượng Phó ban và các Tổ trưởng cho phù hợp công tác quản lý và điều hành). Có con dấu riêng theo mẫu quy định.

                        VI/ NHIỆM VỤ CỦA CÁC CHỨC DANH:

  1. Trưởng Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP HCM:   

- Là người đại diện hợp pháp của Ban liên lạc, có quyền hoạch định phương hướng và các nội dung chính về hoạt động của Ban liên lạc trong từng năm và thời gian cụ thể.

                                              

- Là người quyết định cuối cùng các nội dung liên quan đến công tác tổ chức, nhân sự và sử dụng tài chính  của Ban liên lạc.

- Ký các quyết định thành lập Ban liên lạc trực thuộc, bổ nhiệm các chức danh và các văn bản khác của Ban liên lạc.

     2. Phó Ban liên lạc truyền thống BĐBP:

   - Là người tổ chức triển khai các nội dung đã được Thường trực Ban liên lạc nhất trí thông qua. Thực hiện nội dung công tác thông tin, tuyên truyền.

  - Là người đề xuất các nội dung liên quan công tác tổ chức, nhân sự và hoạt động của Ban liên lạc. Ký một số văn bản theo ủy quyền của Trưởng ban.

  - Thay thế Trưởng Ban khi đi vắng.

     3. Các Ủy viên thường trực:

     a/ Ủy viên phụ trách Công tác chính sách, khen thưởng: Là người chịu trách nhiệm theo dõi tình hình liên quan đến chế độ chính sách của hội viên và đề xuất việc khen thưởng theo quy định.

     b/ Ủy viên Theo dõi tình hình hoạt động các Ban liên lạc trực thuộc và phụ trách công tác khánh tiết: Có nhiệm vụ phối hợp nắm thông tin số

lượng, chất lượng và các hoạt động chính thường xuyên và đột xuất của các Ban liên lạc trực thuộc để đề xuất các vấn đề liên quan. Đồng thời chủ trì về tổ chức, khánh tiết trong các cuộc họp mặt của Ban liên lạc.  

      c/ Ủy viên phụ trách đối ngoại, vận động phát triển nguồn quỹ: Có nhiệm vụ nắm tình hình hoạt động của “Ban liên lạc truyền thống Doanh nhân Biên phòng”, danh sách các đối tác (DN, Nhà hảo tâm) và chủ động đề xuất, mở rộng quan hệ, giao lưu phát triển thêm các tổ chức, cá nhân có tinh thần hỗ trợ hoạt động vì nghĩa tình đồng đội của Ban Liên lạc.

      d/ Ủy viên phụ trách công tác tài chính: Có nhiệm vụ nắm vững số dư tiền quỹ, kiểm tra và đề xuất các phương án quản lý, sử dụng nguồn tài chính của Ban liên lạc. Ngoài ra, Ban liên lạc có một nhân viên thủ quỹ, có nhiệm vụ quản lý tiền mặt và theo dõi nhật ký thu, chi.

      e/ Ủy viên phụ trách Hành chính, văn phòng: Có nhiệm vụ quản lý các mẫu văn bản, con dấu, danh sách các đơn vị, cá nhân có liên quan và truyền đạt thông tin theo yêu cầu của Trưởng, Phó ban.

     4. Các Trưởng, Phó Ban liên lạc trực thuộc:

- Có nhiệm vụ nắm vững tình hình số lượng, chất lượng và hoàn cảnh của Hội viên.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo Quy chế này và các kết luận của Trưởng Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP Hồ Chí Minh.

- Chủ động tiến hành các hoạt động: Giao lưu, họp mặt, thăm hỏi, chúc thọ, tổ chức trao Kỷ niệm chương cho Hội viên v.v…

- Chủ động trong quan hệ, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Hội CCB địa phương và các đơn vị, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong địa bàn để tuyên truyền và vận động ủng hộ cho hoạt động vì nghĩa tình đồng đội.

- Quản lý việc thu, chi nguồn quỹ của Ban Liên lạc.

- Thực hiện chế độ báo cáo, đề xuất theo Quy chế.

 

       VII/ NHIỆM KỲ CỦA THƯỜNG TRỰC CÁC BAN LIÊN LẠC:

 

     Nhiệm kỳ của Thường trực các Ban Liên lạc ( kể cả Ban Liên lạc truyền thống BĐBP và các Ban Liên lạc trực thuộc) không ấn định thời gian cụ thể cho các chức danh.                            

    Hàng năm có bổ sung, kiện toàn tùy theo tình hình cụ thể.

(Khi ủy viên tuổi cao, sức khỏe yếu, hoàn cảnh khó khăn hoặc thay đổi chỗ ở v.v…)

              VIII. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT- HỌP MẶT:

    1/ Chế độ sinh hoạt:

-Định kỳ 6 tháng /1 lần Thường trực Ban liên lạc truyền thống BĐBP và các Ban liên lạc trực thuộc họp để đánh giá tình hình hoạt động trong 6 tháng đầu năm và cả năm.

  + Thành phần đối với Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP Hồ Chí Minh gồm: Các ủy viên thường trực và các Trưởng (hoặc phó) các Ban liên lạc trực thuộc

  + Thành phần đối với các Ban liên lạc trực thuộc gồm: Trưởng, Phó ban và các ủy viên thường trực.

  + Thời gian:

   - Đối với Ban liên lạc truyền thống BĐBP họp vào ngày: 15/6 và ngày 20/10 hàng năm ( nếu thay đổi sẽ có thông báo cụ thể)

   - Đối với Ban liên lạc trực thuộc họp vào ngày: 10/6 và ngày 15/10 hàng năm.

   - Ngoài ra, có các cuộc họp đột xuất  khi cần thiết  (thành phần và thời gian do Trưởng ban quy định).

     2/ Chế độ tổ chức họp mặt, giao lưu:

   - Ban liên lạc truyền thống BĐBP tổ chức họp mặt toàn thể vào dịp kỷ niệm các năm chẵn (5năm 1lần).

   - Các Ban liên lạc trực thuộc: Mỗi năm tổ chức 1 lần (không nhất thiết vào dịp 3/3; có thể vào ngày truyền thống chuyên nghành; trừ năm Ban liên lạc truyền thống BĐBP tổ chức). Nội dung chương trình do Ban liên lạc truyền thống BĐBP hướng dẫn thống nhất.Thành phần họp mặt do Trưởng Ban Liên lạc trực thuộc quyết định. Thời gian cụ thể cần đăng ký trước với Thường trực Ban liên lạc tại TP Hồ Chí Minh.

   -Ngoài ra Ban liên lạc truyền thống BĐBP có thể tổ chức hoặc phối hợp tổ chức giao lưu vì nghĩa tình đồng đội với các Ban liên lạc bạn , các tổ chức, đơn vị và các nhà hảo tâm.

                   IX. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN – BÁO CÁO:

 -Tất cả các hội viên trong Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại Tp Hồ Chí Minh đều được thông tin về các nội dung của hoạt động tình nghĩa ; về tình

hình tài chính và thông tin về tình hình quản lý, bảo vệ Biên giới, vùng biển, tình hình xây dựng lực lượng BĐBP hàng năm.

    -Ban liên lạc truyền thống BĐBP phát hành các loại sổ sách như: Sổ nhật ký tài chính, Sổ ghi biên bản, Sổ theo dõi công văn, Giấy giới thiệu, Thư ngỏ, Thư cám ơn, mẫu Giấy Biểu dương và các loại biểu mẫu thống nhất khác, phục vụ cho công tác quản lý nội bộ và giao dịch dân sự.

   -Định kỳ vào ngày 15/10 hàng năm, các Ban liên lạc trực thuộc phải có báo cáo đầy đủ tình hình thay đổi số lượng, chất lượng và các hoạt động tình nghĩa trong năm;  đề nghị khen thưởng; đề nghị tặng Kỷ niệm chương; danh sách chúc thọ …về Thường trực Ban liên lạc truyền thống BĐBP (Qua địa chỉ Trụ sở hoặc E-mail).

   -Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP Hồ Chí Minh mở Website để phục vụ nhu cầu thông tin – liên lạc và truy cập, bổ sung tư liệu.

   - Các Ban liên lạc trực thuộc sử dụng USB để lưu giữ dữ liệu.

                     X. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI CHÍNH:

   A - Đối với các Ban liên lạc truyền thống BĐBP:

       1/ Nguồn thu tài chính bao gồm:

 + Nguồn hỗ trợ của Bộ tư lệnh Biên phòng.

 + Nguồn ủng hộ của các đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài lực lương BĐBP.

 + Nguồn ủng hộ của các Ban liên lạc trực thuộc.

       2/Nguyên tắc và Định hướng chi tiêu:

  • Nguyên tắc:  “Công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả”
  • Định hướng chi tiêu:

 + Chi thăm hỏi, chia sẻ với Trưởng, Phó Ban và các Ủy viên (nói chung) và thân nhân (Vợ/ Chồng, Con và Tứ thân Phụ Mẫu)

  + Chi thăm hỏi các cá nhân hoặc thân nhân những đối tác đã có nhiều đóng góp cho chương trình TCHB, xây dựng nhà tình nghĩa đồng đội và cán bộ chỉ huy các đơn vị ..

  + Chi hỗ trợ cho những hội viên đặc biệt khó khăn theo đề xuất của các Ban liên lạc trực thuộc.

  + Chi cho các buổi họp mặt toàn thể (năm chẵn).

  + Chi cho các hoạt động giao lưu với các Ban liên lạc bạn.

  + Chi cho các buổi gặpmặt các nhà hảo tâm, chủ Doanh nghiệp.

  + Chi tặng trợ cấp học bổng cho HS, SV diện chính sách và xây dựng nhà nghĩa tình đồng đội..

  + Chi hỗ trợ các Ban liên lạc trực thuộc vào dịp họp mặt truyền thống hàng năm.

  + Chi cho hoạt động văn phòng, chi hỗ trợ cá nhân (khi cần thiết).

*Các cá nhân đi vận động tạo nguồn quỹ được sử dụng Thư ngỏ và Giấy giới thiệu của Ban liên lạc truyền thống BĐBP, nhưng sau đó phải báo cáo kết quả vận động.

3/ Một số định mức chi tiêu:

   - Chi cho thăm hỏi, chia buồn từ 300.000đ đến 1.000.000đ/ lần (thăm hỏi không quá 2 lần/ người/ năm).

   - Chi hỗ trợ những trường hợp đặc biệt khó khăn từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ/ người (1lần/ năm).

   - Chi cho các nội dung khác như: đối ngoại, họp mặt truyền thống, tiếp khách dự trao trợ cấp học bổng, chi tặng quà chúc thọ Hội viên hàng năm (bằng hiện vật) v.v… Ủy viên phụ trách tài chính có trách nhiệm đề xuất định mức và chỉ được chi khi có sự đồng ý của Trưởng ban.

 4/ Công tác quản lý:

    - Ủy viên phụ trách tài chính: Chịu trách nhiệm giúp Thường trực Ban liên lạc quản lý nguồn thu.

    - Nhân viên kế toán, thủ quỹ: Trực tiếp quản lý tiền mặt và tiền gửi tiết kiệm hoặc cho vay (việc gửi tiền vào Ngân hàng  hoặc cho cá nhân vay phải được sự đồng ý của Trưởng ban) và nhật ký thu, chi đầy đủ.

    - Hàng năm, ủy viên tài chính và kế toán phải báo cáo đầy đủ việc thu, chi trong cuộc họp cuối năm của Ban liên lạc truyền thống BĐBP.  

5/ Thẩm quyền duyệt chi và ký quyết toán:

    - Trưởng Ban là người ký duyệt các nội dung chi và ký quyết toán số liệu tài chính hàng năm.

    - Phó ban được ký duyệt chi các nội dung từ 2.000.000đ trở xuống hoặc khi được Trưởng Ban ủy quyền.

    Lưu ý: - Việc chi tiêu phải có đủ chứng từ, hóa đơn và bản khai chi tiêu.

                - Định mức chi tiêu có thể điều chỉnh theo khả năng tài chính của từng năm.

   B – Đối với các Ban liên lạc trực thuộc:

  1/Nguồn thu:

    + Hội viên đóng hội phí và ủng hộ quỹ nghĩa tình đồng đội. (định mức hàng năm do Ban liên lạc trực thuộc quyết định).

    + Ủng hộ của các chủ doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và địa phương (thông qua vận động)

    + Hỗ trợ của Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP Hồ Chí Minh.

  2/Định hướng chi tiêu:

 + Chi thăm hỏi, chia buồn với hội viên và thân nhân ( mục 1 Phần IV).

     + Chi chúc thọ hội viên cao tuổi, chúc mừng Hội viên được tặng Kỷ niệm chương.

     + Chi tổ chức họp mặt, giao lưu và khen thưởng.

     + Chi ủng hộ Chương trình Trợ cấp học bổng v.v…

3/ Định mức chi tiêu, công tác quản lý và thẩm quyền: Do Trưởng, Phó ban quyết định và thông qua Hội viên, đồng thời thể hiện trong quy định cụ thể của Ban liên lạc truyền thống Khu vực và Chuyên ngành.

4/ Hàng năm phải có báo cáo kinh tế công khai trong buổi họp mặt truyền thống.

                                X. CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG

-  Hàng năm các Ban liên lạc trực thuộc xem xét, lựa chọn những Hội viên có nhiều thành tích trong hoạt động Vì nghĩa tình đồng đội  để đề nghị khen thưởng biểu dương.

a-Hình thức: Ban Liên lạc Truyền thống BĐBP có hình thức Biểu Dương đối với Hội viên và hiện vật kèm theo trị giá 200.000đ/ người.

b-Tỷ lệ:       - 3% quân số Hội viên.

c-Thủ tục:  - Danh sách đề nghị khen thưởng của các Ban liên lạc trực thuộc ( Họ tên, chức vụ, tóm tắt thành tích) và Quyết định của Trưởng ban. liên lạc truyền thống BĐBP.

   Ngoài ra Trưởng Ban liên lạc truyền thống BĐBP có thể quyết định khen thưởng, biểu dương một số trường hợp đặc cách hoặc đề nghị Hội CCB Thành phố Hồ Chí Minh, UBND TP hoặc BTL Biên Phòng khen thưởng.

     Trên đây là các nội dung sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP Hồ Chí Minh cho phù hợp với yêu cầu xây dựng và phát triển. Các quy định trước đây khác với Quy chế này sẽ không còn hiệu lực. Đây là cơ sở cho các Ban liên lạc trực thuộc xây dựng các quy định cụ thể để thực hiện.

     Trong quá trình thực hiện nếu có nội dung phát sinh cần điều chỉnh thì,  Trưởng ban ký văn bản bổ sung kèm theo.

     Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày ký, được thông báo và thực hiện thống nhất trong tất cả các Ban liên lạc trực thuộc.

                                                                                TRƯỞNG BAN

                                                                             (Đã ký)

                                                                   Thiếu tướng     TRƯƠNG VĂN THANH

                                                                          

                                                                

 

 

 

                                       

 

 

 

                             

 

 

 

 

 

 

 

BAN LIÊN LẠC TRUYỀN THỐNG                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   BĐBP  TẠI TP HỒ CHÍ MINH                                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

 

                                                                         TP Hồ Chí Minh ngày 01 tháng 7 năm 2013

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG

CỦA BAN LIÊN LẠC TRUYỀN THỐNG BĐBP

TẠI TP HỒ CHÍ MINH.

 

I/MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG:

 

    - Ban liên lạc truyền thống Bộ đội Biên Phòng (BĐBP) tại TP Hồ Chí Minh (gọi tắt là Ban Liên lạc truyền thống BĐBP) là một tổ chức bao gồm Sĩ quan, QNCN, CNV và Chiến sĩ đã từng công tác trong lực lượng CAVT và ANVT (nay là BĐBP) đã nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, hiện đang sinh sống, làm việc tại TP Hồ Chí Minh.

    -Thường trực Ban liên lạc: Bao gồm Trưởng, Phó Ban và các Ủy viên giúp việc cho Trưởng ban chỉ đạo, triển khai, quản lý và điều hành hoạt động của Ban Liên lạc.

    -Ủy viên Thường trực: Là các thành viên của Thường trực Ban liên lạc, do Hội CCB TP Hồ Chí Minh quyết định.

   -Ban liên lạc trực thuộc: Là các Ban Liên lạc truyền thống BĐBP Khu vực Quận (Huyện) và Chuyên ngành do Trưởng Ban liên lạc truyền thống BĐBP quyết định.

                                            II/ HỘI VIÊN:

  - Hội viên Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP Hồ Chí Minh là : Sĩ quan, QNCN, CNV và chiến sĩ đã từng công  tác, chiến đấu trong lực lượng CAVT,  ANVT (nay là BĐBP) trong cả nước hiện đang sinh sống làm việc tại TP Hồ Chí Minh, tự nguyện đăng ký tham gia sinh hoạt và thực hiện nghiêm túc Quy chế hoạt động .

   - Doanh nhân hoăc cán bộ địa phương (không phải là cán bộ, chiến sĩ BĐBP) nhưng tự nguyện tham gia,tôn trọng Quy chế và đồng hành với Ban liên lạc vì Nghĩa tình đồng đội, thì được kết nạp là Hội viên.           

    + Việc kết nạp Hội viên do Trưởng Ban liên lạc trực thuộc quyết định.

* Quyền lợi và nghĩa vụ của Hội viên:

   +Quyền lợi: - Hội viên được tham gia ý kiến để góp ý xây dựng nội dung, chương trình hoạt động của Ban liên lạc.

       - Được thăm hỏi, động viên, hỗ trợ khi đau ốm hay gặp khó khăn đột xuất. Được tặng quà mừng thọ (khi tròn tuổi 70,75, 80, 85, 90...)

        - Được hỗ trợ để đảm bảo các chế độ chính sách theo quy định (nếu đủ điều kiện nhưng chưa được hưởng)

        - Được đề nghị tặng Kỷ niệm chương vì CQ,AN biên giới và được biểu dương khen thưởng v.v…

       - Được tham gia cả Ban liên lạc truyền thống Khu vực và Chuyên ngành

(nếu cá nhân tự nguyện tham gia).

    +Nghĩa vụ:

        - Hội viên phải đăng ký và cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết.

       - Đóng Hội phí ,tuân thủ Quy chế và các quy định.

        - Khi không tiếp tục tham gia sinh hoạt vì lý do nào đó, thì phải báo cho Trưởng Ban Liên lạc nơi mình tham gia biết.

    *Nếu Hội viên đã đăng ký, nhưng 02 năm liền không tham gia sinh hoạt, không đóng hội phí mà không có lý do chính đáng thì sau đó, không để trong danh sách hội viên.

                              III/ PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG:

      Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP Hồ Chí Minh hoạt động theo phương châm:

                            “Truyền thống – Nghĩa tình – Tự nguyện ”

    *Phát huy truyền thống “Tận trung với nước, tận hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu , hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.”

    *Giữ gìn và trân trọng “nghĩa tình đồng đội”, luôn gắn bó thương yêu, sẵn sàng chia sẻ khi khó khăn, hoạn nạn...

    *Hội viên tham gia với tinh thần tự nguyện, tự giác và có trách nhiệm, không gò ép, bắt buộc.

                                  IV/ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

   1/ Duy trì chế độ thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các hội viên và thân nhân hội viên( Vợ, chồng, con và tứ thân Phụ, Mẫu).

    2/  Đề nghị tặng và tổ chức trao kỷ niệm chương vì CQ, AN biên giới của Bộ Tư  Lệnh Biên phòng cho Hội viên và tặng quà chúc mừng những Hội viên cao tuổi vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của lực lượng BĐBP hàng năm.

    3/ Tổ chức tuyên truyền, vận động hỗ trợ xây dựng Nhà nghĩa tình đồng đội cho đối tượng chính sách BĐBP đang khó khăn về nhà ở tại các tỉnh phía Nam và trao trợ cấp học bổng cho HS, SV diện chính sách BĐBP từ Bình Định, Kon Tum trở vào.

    4/ Phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh Biên Phòng hỗ trợ hội viên các vấn đề về chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước.

    5/ Đề nghị Cục Chính trị BĐBP cung cấp những thông tin (công khai) về      công tác quản lý, bảo vệ biên giới, vùng biển và xây dựng lực lượng BĐBP(hàng năm) để thông báo cho các Hội viên vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của lực lượng.                                       

    6/ Tổ chức thăm viếng khu lưu niệm ANVT tại căn cứ Trung ương cục Miền Nam vào dịp 27/7 và kỷ niệm ngày truyền thống hàng năm…

 -Tổ chức thăm hỏi, động viên các đơn vị Biên Phòng và phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền về Biên giới, biển – đảo, lực lượng BĐBP. Phối hợp với các tổ chức, đơn vị tiến hành các hoạt động từ thiện đối với đồng bào nghèo ở khu vực biên giới khi có điều kiện.

    7/ Tổ chức gặp gỡ, giao lưu với các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã ủng hộ các hoạt động vì nghĩa tình đồng đội.

     8/ Thực hiện một số nội dung khác theo yêu cầu của Bộ Tư lệnh BĐBP và Hội CCB TP Hồ Chí Minh.

                                         V/ VỀ TỔ CHỨC:

- Ban Liên lạc truyền thống Biên phòng, được tổ chức thành 3 cấp:

    + Ban Liên lạc truyền thống BĐBP taị TP Hồ Chí Minh.

    + Ban liên lạc truyền thống BĐBP Khu vực và Chuyên ngành.

    + Các Tổ (Cụm) trực thuộc các Ban Truyền thống Khu vực và Chuyên ngành.

- Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại Tp Hồ Chí Minh hoạt động tuân thủ Điều lệ của hội CCB Việt nam, là đơn vị trực thuộc Hội CCB Tp Hồ Chí Minh,

- Các Ban liên lạc trực thuộc hoạt động tuân theo Quy chế.

- Hội CCB thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan ra Quyết định công nhận các Ủy viên thường trực của BLL truyền thống BĐBP tại Tp Hồ Chí Minh.         

- Ban Liên Lạc có trụ sở liên lạc tại: 45  Phạm Viết Chánh – P. Nguyễn Cư Trinh - Q1 – Tp Hồ Chí Minhcó con dấu riêng.

- Thường trực Ban liên lạc gồm có: Trưởng ban; Phó ban (1hoặc 2); các Ủy viên đảm nhiệm một số nội dung do Trưởng Ban phân công và một số Ủy viên là Trưởng Ban liên lạc trực thuộc.

- Các Ban liên lạc trực thuộc có Thường trực bao gồm: Trưởng ban và các Phó ban , các chức danh này do Trưởng ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP Hồ Chí Minh quyết định bổ nhiệm.( tùy theo số lượng và địa bàn để đề nghị số lượng Phó ban và các Tổ trưởng cho phù hợp công tác quản lý và điều hành). Có con dấu riêng theo mẫu quy định.

                        VI/ NHIỆM VỤ CỦA CÁC CHỨC DANH:

  1. Trưởng Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP HCM:   

- Là người đại diện hợp pháp của Ban liên lạc, có quyền hoạch định phương hướng và các nội dung chính về hoạt động của Ban liên lạc trong từng năm và thời gian cụ thể.

                                              

- Là người quyết định cuối cùng các nội dung liên quan đến công tác tổ chức, nhân sự và sử dụng tài chính  của Ban liên lạc.

- Ký các quyết định thành lập Ban liên lạc trực thuộc, bổ nhiệm các chức danh và các văn bản khác của Ban liên lạc.

     2. Phó Ban liên lạc truyền thống BĐBP:

   - Là người tổ chức triển khai các nội dung đã được Thường trực Ban liên lạc nhất trí thông qua. Thực hiện nội dung công tác thông tin, tuyên truyền.

  - Là người đề xuất các nội dung liên quan công tác tổ chức, nhân sự và hoạt động của Ban liên lạc. Ký một số văn bản theo ủy quyền của Trưởng ban.

  - Thay thế Trưởng Ban khi đi vắng.

     3. Các Ủy viên thường trực:

     a/ Ủy viên phụ trách Công tác chính sách, khen thưởng: Là người chịu trách nhiệm theo dõi tình hình liên quan đến chế độ chính sách của hội viên và đề xuất việc khen thưởng theo quy định.

     b/ Ủy viên Theo dõi tình hình hoạt động các Ban liên lạc trực thuộc và phụ trách công tác khánh tiết: Có nhiệm vụ phối hợp nắm thông tin số

lượng, chất lượng và các hoạt động chính thường xuyên và đột xuất của các Ban liên lạc trực thuộc để đề xuất các vấn đề liên quan. Đồng thời chủ trì về tổ chức, khánh tiết trong các cuộc họp mặt của Ban liên lạc.  

      c/ Ủy viên phụ trách đối ngoại, vận động phát triển nguồn quỹ: Có nhiệm vụ nắm tình hình hoạt động của “Ban liên lạc truyền thống Doanh nhân Biên phòng”, danh sách các đối tác (DN, Nhà hảo tâm) và chủ động đề xuất, mở rộng quan hệ, giao lưu phát triển thêm các tổ chức, cá nhân có tinh thần hỗ trợ hoạt động vì nghĩa tình đồng đội của Ban Liên lạc.

      d/ Ủy viên phụ trách công tác tài chính: Có nhiệm vụ nắm vững số dư tiền quỹ, kiểm tra và đề xuất các phương án quản lý, sử dụng nguồn tài chính của Ban liên lạc. Ngoài ra, Ban liên lạc có một nhân viên thủ quỹ, có nhiệm vụ quản lý tiền mặt và theo dõi nhật ký thu, chi.

      e/ Ủy viên phụ trách Hành chính, văn phòng: Có nhiệm vụ quản lý các mẫu văn bản, con dấu, danh sách các đơn vị, cá nhân có liên quan và truyền đạt thông tin theo yêu cầu của Trưởng, Phó ban.

     4. Các Trưởng, Phó Ban liên lạc trực thuộc:

- Có nhiệm vụ nắm vững tình hình số lượng, chất lượng và hoàn cảnh của Hội viên.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo Quy chế này và các kết luận của Trưởng Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP Hồ Chí Minh.

- Chủ động tiến hành các hoạt động: Giao lưu, họp mặt, thăm hỏi, chúc thọ, tổ chức trao Kỷ niệm chương cho Hội viên v.v…

- Chủ động trong quan hệ, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Hội CCB địa phương và các đơn vị, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong địa bàn để tuyên truyền và vận động ủng hộ cho hoạt động vì nghĩa tình đồng đội.

- Quản lý việc thu, chi nguồn quỹ của Ban Liên lạc.

- Thực hiện chế độ báo cáo, đề xuất theo Quy chế.

 

       VII/ NHIỆM KỲ CỦA THƯỜNG TRỰC CÁC BAN LIÊN LẠC:

 

     Nhiệm kỳ của Thường trực các Ban Liên lạc ( kể cả Ban Liên lạc truyền thống BĐBP và các Ban Liên lạc trực thuộc) không ấn định thời gian cụ thể cho các chức danh.                            

    Hàng năm có bổ sung, kiện toàn tùy theo tình hình cụ thể.

(Khi ủy viên tuổi cao, sức khỏe yếu, hoàn cảnh khó khăn hoặc thay đổi chỗ ở v.v…)

              VIII. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT- HỌP MẶT:

    1/ Chế độ sinh hoạt:

-Định kỳ 6 tháng /1 lần Thường trực Ban liên lạc truyền thống BĐBP và các Ban liên lạc trực thuộc họp để đánh giá tình hình hoạt động trong 6 tháng đầu năm và cả năm.

  + Thành phần đối với Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP Hồ Chí Minh gồm: Các ủy viên thường trực và các Trưởng (hoặc phó) các Ban liên lạc trực thuộc

  + Thành phần đối với các Ban liên lạc trực thuộc gồm: Trưởng, Phó ban và các ủy viên thường trực.

  + Thời gian:

   - Đối với Ban liên lạc truyền thống BĐBP họp vào ngày: 15/6 và ngày 20/10 hàng năm ( nếu thay đổi sẽ có thông báo cụ thể)

   - Đối với Ban liên lạc trực thuộc họp vào ngày: 10/6 và ngày 15/10 hàng năm.

   - Ngoài ra, có các cuộc họp đột xuất  khi cần thiết  (thành phần và thời gian do Trưởng ban quy định).

     2/ Chế độ tổ chức họp mặt, giao lưu:

   - Ban liên lạc truyền thống BĐBP tổ chức họp mặt toàn thể vào dịp kỷ niệm các năm chẵn (5năm 1lần).

   - Các Ban liên lạc trực thuộc: Mỗi năm tổ chức 1 lần (không nhất thiết vào dịp 3/3; có thể vào ngày truyền thống chuyên nghành; trừ năm Ban liên lạc truyền thống BĐBP tổ chức). Nội dung chương trình do Ban liên lạc truyền thống BĐBP hướng dẫn thống nhất.Thành phần họp mặt do Trưởng Ban Liên lạc trực thuộc quyết định. Thời gian cụ thể cần đăng ký trước với Thường trực Ban liên lạc tại TP Hồ Chí Minh.

   -Ngoài ra Ban liên lạc truyền thống BĐBP có thể tổ chức hoặc phối hợp tổ chức giao lưu vì nghĩa tình đồng đội với các Ban liên lạc bạn , các tổ chức, đơn vị và các nhà hảo tâm.

                   IX. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN – BÁO CÁO:

 -Tất cả các hội viên trong Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại Tp Hồ Chí Minh đều được thông tin về các nội dung của hoạt động tình nghĩa ; về tình

hình tài chính và thông tin về tình hình quản lý, bảo vệ Biên giới, vùng biển, tình hình xây dựng lực lượng BĐBP hàng năm.

    -Ban liên lạc truyền thống BĐBP phát hành các loại sổ sách như: Sổ nhật ký tài chính, Sổ ghi biên bản, Sổ theo dõi công văn, Giấy giới thiệu, Thư ngỏ, Thư cám ơn, mẫu Giấy Biểu dương và các loại biểu mẫu thống nhất khác, phục vụ cho công tác quản lý nội bộ và giao dịch dân sự.

   -Định kỳ vào ngày 15/10 hàng năm, các Ban liên lạc trực thuộc phải có báo cáo đầy đủ tình hình thay đổi số lượng, chất lượng và các hoạt động tình nghĩa trong năm;  đề nghị khen thưởng; đề nghị tặng Kỷ niệm chương; danh sách chúc thọ …về Thường trực Ban liên lạc truyền thống BĐBP (Qua địa chỉ Trụ sở hoặc E-mail).

   -Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP Hồ Chí Minh mở Website để phục vụ nhu cầu thông tin – liên lạc và truy cập, bổ sung tư liệu.

   - Các Ban liên lạc trực thuộc sử dụng USB để lưu giữ dữ liệu.

                     X. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI CHÍNH:

   A - Đối với các Ban liên lạc truyền thống BĐBP:

       1/ Nguồn thu tài chính bao gồm:

 + Nguồn hỗ trợ của Bộ tư lệnh Biên phòng.

 + Nguồn ủng hộ của các đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài lực lương BĐBP.

 + Nguồn ủng hộ của các Ban liên lạc trực thuộc.

       2/Nguyên tắc và Định hướng chi tiêu:

  • Nguyên tắc:  “Công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả”
  • Định hướng chi tiêu:

 + Chi thăm hỏi, chia sẻ với Trưởng, Phó Ban và các Ủy viên (nói chung) và thân nhân (Vợ/ Chồng, Con và Tứ thân Phụ Mẫu)

  + Chi thăm hỏi các cá nhân hoặc thân nhân những đối tác đã có nhiều đóng góp cho chương trình TCHB, xây dựng nhà tình nghĩa đồng đội và cán bộ chỉ huy các đơn vị ..

  + Chi hỗ trợ cho những hội viên đặc biệt khó khăn theo đề xuất của các Ban liên lạc trực thuộc.

  + Chi cho các buổi họp mặt toàn thể (năm chẵn).

  + Chi cho các hoạt động giao lưu với các Ban liên lạc bạn.

  + Chi cho các buổi gặpmặt các nhà hảo tâm, chủ Doanh nghiệp.

  + Chi tặng trợ cấp học bổng cho HS, SV diện chính sách và xây dựng nhà nghĩa tình đồng đội..

  + Chi hỗ trợ các Ban liên lạc trực thuộc vào dịp họp mặt truyền thống hàng năm.

  + Chi cho hoạt động văn phòng, chi hỗ trợ cá nhân (khi cần thiết).

*Các cá nhân đi vận động tạo nguồn quỹ được sử dụng Thư ngỏ và Giấy giới thiệu của Ban liên lạc truyền thống BĐBP, nhưng sau đó phải báo cáo kết quả vận động.

3/ Một số định mức chi tiêu:

   - Chi cho thăm hỏi, chia buồn từ 300.000đ đến 1.000.000đ/ lần (thăm hỏi không quá 2 lần/ người/ năm).

   - Chi hỗ trợ những trường hợp đặc biệt khó khăn từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ/ người (1lần/ năm).

   - Chi cho các nội dung khác như: đối ngoại, họp mặt truyền thống, tiếp khách dự trao trợ cấp học bổng, chi tặng quà chúc thọ Hội viên hàng năm (bằng hiện vật) v.v… Ủy viên phụ trách tài chính có trách nhiệm đề xuất định mức và chỉ được chi khi có sự đồng ý của Trưởng ban.

 4/ Công tác quản lý:

    - Ủy viên phụ trách tài chính: Chịu trách nhiệm giúp Thường trực Ban liên lạc quản lý nguồn thu.

    - Nhân viên kế toán, thủ quỹ: Trực tiếp quản lý tiền mặt và tiền gửi tiết kiệm hoặc cho vay (việc gửi tiền vào Ngân hàng  hoặc cho cá nhân vay phải được sự đồng ý của Trưởng ban) và nhật ký thu, chi đầy đủ.

    - Hàng năm, ủy viên tài chính và kế toán phải báo cáo đầy đủ việc thu, chi trong cuộc họp cuối năm của Ban liên lạc truyền thống BĐBP.  

5/ Thẩm quyền duyệt chi và ký quyết toán:

    - Trưởng Ban là người ký duyệt các nội dung chi và ký quyết toán số liệu tài chính hàng năm.

    - Phó ban được ký duyệt chi các nội dung từ 2.000.000đ trở xuống hoặc khi được Trưởng Ban ủy quyền.

    Lưu ý: - Việc chi tiêu phải có đủ chứng từ, hóa đơn và bản khai chi tiêu.

                - Định mức chi tiêu có thể điều chỉnh theo khả năng tài chính của từng năm.

   B – Đối với các Ban liên lạc trực thuộc:

  1/Nguồn thu:

    + Hội viên đóng hội phí và ủng hộ quỹ nghĩa tình đồng đội. (định mức hàng năm do Ban liên lạc trực thuộc quyết định).

    + Ủng hộ của các chủ doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và địa phương (thông qua vận động)

    + Hỗ trợ của Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP Hồ Chí Minh.

  2/Định hướng chi tiêu:

 + Chi thăm hỏi, chia buồn với hội viên và thân nhân ( mục 1 Phần IV).

     + Chi chúc thọ hội viên cao tuổi, chúc mừng Hội viên được tặng Kỷ niệm chương.

     + Chi tổ chức họp mặt, giao lưu và khen thưởng.

     + Chi ủng hộ Chương trình Trợ cấp học bổng v.v…

3/ Định mức chi tiêu, công tác quản lý và thẩm quyền: Do Trưởng, Phó ban quyết định và thông qua Hội viên, đồng thời thể hiện trong quy định cụ thể của Ban liên lạc truyền thống Khu vực và Chuyên ngành.

4/ Hàng năm phải có báo cáo kinh tế công khai trong buổi họp mặt truyền thống.

                                X. CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG

-  Hàng năm các Ban liên lạc trực thuộc xem xét, lựa chọn những Hội viên có nhiều thành tích trong hoạt động Vì nghĩa tình đồng đội  để đề nghị khen thưởng biểu dương.

a-Hình thức: Ban Liên lạc Truyền thống BĐBP có hình thức Biểu Dương đối với Hội viên và hiện vật kèm theo trị giá 200.000đ/ người.

b-Tỷ lệ:       - 3% quân số Hội viên.

c-Thủ tục:  - Danh sách đề nghị khen thưởng của các Ban liên lạc trực thuộc ( Họ tên, chức vụ, tóm tắt thành tích) và Quyết định của Trưởng ban. liên lạc truyền thống BĐBP.

   Ngoài ra Trưởng Ban liên lạc truyền thống BĐBP có thể quyết định khen thưởng, biểu dương một số trường hợp đặc cách hoặc đề nghị Hội CCB Thành phố Hồ Chí Minh, UBND TP hoặc BTL Biên Phòng khen thưởng.

     Trên đây là các nội dung sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban liên lạc truyền thống BĐBP tại TP Hồ Chí Minh cho phù hợp với yêu cầu xây dựng và phát triển. Các quy định trước đây khác với Quy chế này sẽ không còn hiệu lực. Đây là cơ sở cho các Ban liên lạc trực thuộc xây dựng các quy định cụ thể để thực hiện.

     Trong quá trình thực hiện nếu có nội dung phát sinh cần điều chỉnh thì,  Trưởng ban ký văn bản bổ sung kèm theo.

     Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày ký, được thông báo và thực hiện thống nhất trong tất cả các Ban liên lạc trực thuộc.

                                                                                TRƯỞNG BAN

 

 

 

                                                                                      Thiếu tướng         

                                                              TRƯƠNG VĂN THANH